Như nhiều bạn bè Khoa có biết, Khoa ngoài công tác làm Digital Marketing. Còn có một nghề nữa là nghề sáng tạo. Khi cộng tác với công ty gần nhất. Khoa kiêm luôn vị trí CD (Creative Director). Chịu trách nhiệm chính về ý tưởng, và sản phẩm cuối cùng của sáng tạo, trong đó có các sản phẩm thiết kế và các sản phẩm Video, đôi khi là sản phẩm từ bài viết.
Khoa là một trong những người hiếm hỏi làm mảng sáng tạo trong một client hay nói cách khác là làm trong một công ty sở hữu các brands. Tuy nhiên công ty của Khoa có 5 brands về các ngành làm đẹp, bán lẻ, thẩm mỹ, đào tạo…. Nên việc Sáng tạo cũng không làm mình quá gò bó trong các khuôn khổ. Nó giúp Khoa trưởng thành và trải nghiệm khá nhiều. Cũng như hiểu được nhiều mối tương quan giữa Agency và Client. Điều mà đôi khi nếu chỉ làm Agency các bạn sẽ khó nắm được tâm ý của Client.
NGHỀ QUẢN LÝ TRONG MẢNG SÁNG TẠO CÓ KHÓ KHÔNG?
Thực sự khó. Phải chia sẻ một cách thành thật là như vậy
Bởi vì phải đảm bảo quy chuẩn của brands một cách nghiêm ngặt
Bởi vì phải đảm bảo cho sự thành công của các chỉ số, KPI của bộ phận Digital, Ads.
Bởi vì phải đồng chịu trách nhiệm mọi chỉ số với các bộ phận. Chứ không phải ném sản phẩm qua là được.
Bởi vì phải chăm lo cho một đàn em thích chơi hơn làm, lối sống khá “lập dị”, tính tình ương ngạnh, khó chiều khó bảo. Có vài em là LGBT nên phải khéo léo trong ứng xử một chút, sợ các em bị ngại hoặc mất lòng.
Bởi vì phải nhận những pha lật Brief vào phút chót của CEO, của CMO, của Ads Manager, của bộ phận Sale, hoặc của chính tôi, Creative Manager.
Bởi vì sếp có thể phán cho một câu xanh rờn như: Làm không được anh sẽ thuê bên ngoài làm. Câu nói đau đớn và chạnh lòng nhất khi bạn làm quản lý. Tuy nhiên, sáng tạo thì không có thước đo. Bạn thấy đẹp, chứ sếp chưa chắc thấy đẹp…..
VẬY, ĐẸP BAO NHIÊU CHO VỪA?
Làm gì có bao nhiêu là cho vừa, với những phân tích ở trên.
Bạn hãy nhớ thế này: “Cái đẹp không ở má hồng thiếu nữ mà ở trong mắt kẻ si tình”
Vậy, liệu các Partners của bạn (trong đó có Ads team, Sale team, Content team, BODs team) có si cái sản phẩm mà TEAM bạn tạo ra hay không?
Khách hàng có SAYWOW sản phẩm sáng tạo và công nhận nó bằng việc tương tác không?
Không có một thước đo chuẩn mực cho cái đẹp. Trừ việc nó tạo ra những ấn tượng về con số sau chiến dịch. Cái may mắn của người làm CREATIVE trong CLIENT là được thấy, thấm, và sửa sai trên những con số đó. Điều mà ít CREATIVE trong AGENCY có được.
Hãy đẹp một cách có khuôn khổ, và có quy chuẩn

THẤU HIỂU KHÁCH HAY THẤU HIỂU CÔNG TY?
Cả hai. Đúng không nào!
Đó là cái lợi thế kép mà một CREATIVE MANAGER trong CLIENT bạn sẽ được trải nghiệm. Tuy trách nhiệm gấp đôi, và sự dung hòa phải là một kỹ năng tuyệt vời của người làm Creative, nhưng nó xứng đáng với những gì bạn nhận được.
Một cách thực tế, tất cả phải là đầu tư và chi phí, làm sao dùng tiền công ty sinh ra lợi nhuận cho công ty với một mức phí mà SẾP thấy hài lòng, có lợi, KHÁCH thấy ý nghĩa, sâu sắc và đem lòng yêu thương & trung thành với thương hiệu. Điều này khiến cho sự ý thức trách nhiệm của người là CREATIVE trong CLIENT sâu sắc hơn bao giờ hết.
Cái tôi của người làm CREATIVE trong CLIENT buộc phải buông bỏ bớt để gánh bớt phần trách nhiệm về tối ưu chi phí, tối ưu chỉ số, tối ưu doanh thu cho các bên khác cũng đồng thời gánh trách nhiệm lấy lòng khách hàng bởi việc thấu hiểu insight và hành vi của họ.
CHẤT LIỆU Ở ĐÂU ĐỂ LÀM SÁNG TẠO?
Sáng tạo không phải là thứ gì quá cao siêu. Đôi khi sáng tạo là sắp xếp những thứ đã có sẵn theo một cách khác để nhằm mục đích tốt đẹp hơn, tối ưu hơn, hấp dẫn hơn, tích cực hơn….
Sáng tạo giúp bạn giải quyết từ vấn đề nhỏ nhất. Ví dụ như cách sắp xếp lại bàn làm việc sao cho hiệu quả và thuận tiện, cảm xúc thoải mái. Hoặc có thể những vấn đề mang tầm cỡ quốc gia. Là làm thế nào để đẩy lùi tai nạn giao thông.
Chất liệu sáng tạo ở khắp nơi, ở ngay những vấn đề mà bạn gặp phải. Có thể được nói ra, hoặc không được nói ra. Ở những Insights và Facts trong vấn đề/ đề tài mà bạn đang được giao để tối ưu.
Chất liệu sáng tạo đến từ việc bạn thay đổi tư duy, cách sống, năng lực, góc nhìn bản thân. Chất liệu sáng tạo đến từ việc bạn lắng nghe lời trăn trở của SẾP, của ĐỒNG NGHIỆP, của KHÁCH
Chất liệu sáng tạo đến từ những câu chuyện không đầu không đuôi trên bàn nhậu. Hoặc đôi khi nó đến từ những đêm thủ thỉ của bạn với người bạn yêu thương.
Miễn là bạn để ý tới nó, nó sẽ để ý tới bạn.
Tìm cách thay đổi cho mọi thứ tốt hơn, là nhiệm vụ của người làm sáng tạo.
SÁNG TẠO – HÀO NHOÁNG LUNG LINH HAY ĐI SÂU CHIẾN LƯỢC?
Vì những lẽ nói trên, rõ ràng rằng không nhất thiết sáng tạo phải lung linh. Nhưng nhất thiết, sáng tọa phải có tính chiến lược.
SÁNG TẠO ĐỂ LÀM GÌ?
Hãy luôn tìm thấy mục đích trước khi bạn bắt đầu lên đường dấn thân sáng tạo.
Hãy biết là sáng tạo để nhằm mang lại giá trị gì cho công ty bạn, hay cho thế giới này.
Hãy lắng nghe con tim mình và biết từ chối những thứ sáng tạo bạn cho là không thực sự phù hợp, không đúng thời điểm, hoặc chưa tạo ra đúng giá trị ban đầu. Vì nguồn lực luôn có hạn.
Chiến lược sáng tạo là “lối đi” dẫn dắt bạn và đội ngũ đúng đường thay vì mãi mê nhìn vào sản phẩm/dịch vụ và nghĩ ra cái mới gì đó.
Xin đừng cố DO SOMETHING NEW mà hãy DO SOMETHING RIGHT.
THÁI KHOA